Giỏ hàng

Kiến thức sử dụngNgày: 31-03-2020 bởi: Hoa Thơm Cỏ Lạ

Tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà khác nhau thế nào?

Nhắc đến tinh dầu Tràm là loại không quá xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Hiện nay, có 2 loại tinh dầu Tràm thường dùng cùng họ (Melaleuca) nhưng khác tên mà đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn đó là Tràm Gió và Tràm Trà

1. Cây Tràm Gió là cây gì?

  • Loại cây thân gỗ có chiều cao trung bình đến cao (có thể cao đến 35m)
  • Vỏ: Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của là ban đầu lớp vỏ này bóng mượt. Sau đó cứng dần và tạo thành nhiều lớp sần sùi khi trưởng thành.
  •  cây tràm gió xếp theo kiểu xen kẽ thon dần ở cả 2 đầu, là dài 30 – 130mm và rộng từ 7 – 60 mm
  • Hoa có màu trắng kem hoặc vàng xanh lục. Thường nở từ tháng 2 đến tháng 12, hoa thường nở ở cuối cành cây và phát triển ra phía sau. Loài hoa này có đặc điểm mọc thành từng cụm dài hình trụ. Tạo thành nhiều chùm hoa khác nhau, thường mỗi chùm sẽ có 3 hoa.
  • Quả tràm gió có hình tròn mọc dọc theo cành cây và có kích thước đường kính 2 – 2,8 mm.

Tràm Giótên khoa học là Melaleuca Cajuputi, phân bố nhiều ở Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Việc chưng cất tinh dầu Tràm Gió được biết đến từ thế kỷ 18, sau đó một thế kỷ tinh dầu Tràm Gió được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm. Tinh dầu Tràm Gió rất gần gũi với người Việt Nam vì từ khi sinh ra hầu như mỗi gia đình đều dùng nó cho các bạn nhỏ để làm giữ ấm, đỡ bị ốm.

cây Tràm Gió

2. Cây Tràm Trà là cây gì?

  • Loài cây bụi cao từ 2 – 30m. Khi trồng cây sản xuất người ta thường cắt gần gốc để tràm trà không mọc cao, mau mọc mầm và dễ khai thác
  •   tràm trà mọc so le dạng hình trứng hay mũi mác. Với kích thước dài 1-25cm và rộng 0,5-7cm. Mép lá nhẵn có màu xanh lục sẫm hay xanh xám.
  • Hoa: Màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục. Hoa mọc thành cụm dày dọc theo thân, mỗi hoa có các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị mọc dày dặc
  • Quả là dạng quả nang nhỏ chứa rất nhiều hạt nhỏ
  • Điều kiện phát triển: Cây tràm trà phát triển tốt trên đất ẩm ướt, nhiều ánh nắng mặt trời


Tràm Trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia, xuất xứ từ Australia, trước năm 2016, Tràm Trà được xếp vào nhóm cây bí mật quốc gia của đất nước này, nó chủ yếu đều được sản xuất từ khu trồng Tràm Trà ở ven biển phía bắc Queensland.

Australia có lịch sử sản xuất tinh dầu Tràm Trà được gần một thế kỷ nên nơi đây có nhiều công trình nghiên cứ cải thiện giống cây đạt năng xuất và chất lượng cao. Ngoài ra Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ hay Việt Nam cũng có du nhập và trồng và sản xuất sản lượng lớn tinh dầu. Tinh dầu Tràm Trà là nguyên liệu trong các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm, y tế, được đánh giá là loại tinh dầu có nhiều ứng dụng nhất trên thế giới.

Cây Tràm Trà

3. Tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà khác nhau thế nào?

a. Cảm nhận mùi hương tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà

Theo chuyên gia R&D của Hoa Thơm Cỏ Lạ, chị Thu Thảo chia sẻ: "Lần đầu tiên ngửi tinh dầu Tràm Gió là một cảm giác dễ chịu đi từ đầu mũi, cảm nhận sự ấm áp đi vào trong từng hốc mũi, xuống phế quản của tôi. Mùi hơi giống long não, một chút ngọt nhẹ, mùi dược liệu đặc trưng. Sau khi đặt lọ tinh dầu xuống, mùi thơm của tinh dầu tràm gió vẫn lưu lại trong hốc mũi tôi, với tôi nó đáng nhớ như mùi của mẹ, giống như được chăm sóc".

Còn với tinh dầu Tràm Trà (Tea tree), nhiều người còn nhầm lẫn với trà xanh (green tea). Hoàn toàn không phải. Mùi thơm của Tràm Trà đặc trưng giống dược liệu, có chút giống Long Não, hơi mát, xen lẫn chút vị chua nhẹ, cảm giác được làm sạch phế quản ngay lần đầu khi hít vào.

Và theo chia sẻ của chị Thu Thảo: "Có lẽ do trải nghiệm hương thơm của cá nhân tôi bắt đầu từ Tràm Gió - loại cây đặc trưng của đất nước tôi nên tôi cảm thấy yêu thích mùi hương ấy hơn là Tràm Trà."

b. So sánh tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà về tính chất lý hoá 

 

Chỉ tiêu

Tràm Gió

(Theo Dược điển VN 4 2009)

Tràm Trà

(Theo ISO 4703 – 2017)

Màu sắc

 Lục nhạt đến vàng nhạt

Trong suốt đến vàng nhạt

Tỷ trọng ở 20oC

0.900 - 0.925

1.475 - 1.482

Chỉ số khúc xạ ở 20oC

1.466 - 1.472

1.475 - 1.482

Góc quay cực riêng

-3o đến -1o

+7o đến +12o

Thành phần chính

Cineol 1.8 ( Eucalyptol) chiếm từ 50 – 65%, monoterpines từ 10 – 40%, limonene đến 7%, terpinene đến 4%.

Terpinen 4 ol 30- 48%, α – terpineol 2-5%, α – terpinene 6-12%, α – pinene 1-4%, γ- terpinene 14-28%, 1.8 cineol 1 -10%

 c. Tinh năng nổi bật của tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà

Tinh dầu Tràm Gió
Tinh dầu Tràm Trà


  • Tác tốt nhất với đường hô hấp: Có khả năng làm lỏng chất nhầy, giúp đường hô hấp được thông thoáng, đồng thời còn có công hiệu giảm đau , giảm xưng tấy, giảm ho và viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Kháng khuẩn: Eucalyptol trong tinh dầu tràm gió có khả năng kháng khuẩn nội sinh, đặc biệt hô hấp. Diệt vi khuẩn gram (-) và gram (+), gồm: E.coli, Pseidomonas, Staph.aureus, Strep.pyogenes.Diệt virut: Khả năng kháng virut cúm thông thường, cảm lạnh,viêm mũi, viêm xoang.
  • Kháng nấm chủng Candida spp, Trichophytol spp, Aspergillus spp, Microsporon spp, …
  • Theo y học cổ truyền Trung Quốc, tinh dầu Tràm gió có tính ấm, chuyển động khí tăng dần, tốt cho phổi, lách, dạ dày, gan. Nâng cao dương khí, làm ấm nội và tăng cường sức khỏe.
  • Tinh dầu Tràm Trà được coi là một phương thuốc tốt để điều trị triệu chứng rối loạn về da thông thường như mụn trứng cá, eczema; nhiễm trùng da như mụn rộp, các vết thương, mụn cóc, bỏng, côn trùng cắn và bệnh nấm móng tay, bệnh nấm da bàn chân, mồ hôi chân, nhọt, nấm.
  • Hỗ trợ giải cảm lạnh, giảm đau họng, viêm amidan, viêm phế quản.
  • Chữa hôi miệng, làm sạch răng, nhiễm trùng nướu.
  • Có tác dụng trong việc điều trị viêm cổ tử cung do Trichomonas vaginalis hoặc viêm âm đạo do Candida albicans Trichomonas vaginalis, viêm bọng đái.
  • Tinh dầu Tràm Trà cũng thể hiện có hoạt tính kháng virus tự do.

tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà




tinh dầu tràm gió





0888454600

Chat Zalo (24/7) - Quà Tết 2024