Giỏ hàng

Kiến thức sử dụngNgày: 21-03-2020 bởi: Hoa Thơm Cỏ Lạ

Tranh cãi về Tràm Gió - Tràm Trà mùa dịch Corona

Khi có thông tin diễn biến dịch Covid 19, cùng khuyến cáo của cơ quan chức năng: "Sử dụng khẩu trang thấm tinh dầu tràm có khả năng loại diệt khuẩn". Rất nhiều người đổ xô đi mua tinh dầu tràm, và gây nên một số tranh cãi.

Nhiều nhà bán lẻ tinh dầu quảng cáo tinh dầu Tràm Gió có khả năng diệt virus cúm. Một số người khác lại cho rằng, điều này là không phải. Vậy ở bài viết này Hoa Thơm Cỏ Lạ xin giải đáp một số thắc mắc của khách hàng như sau.

1. Có những loại tinh dầu tràm phổ biến nào?

2. Dùng tinh dầu Tràm Trà hay tinh dầu Tràm Gió trong mùa dịch Corona tốt hơn?

a. Khả năng kháng khuẩn, kháng virus của tinh dầu Tràm Trà

  • Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu Tràm Trà

  • Tác dụng kháng virus của tinh dầu Tràm Trà

  • Tác dụng kháng nấm của tinh dầu Tràm Trà

b. Khả năng kháng khuẩn, kháng virus của tinh dầu Tràm Gió

  • Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu Tràm Gió

  • Tác dụng của tinh dầu Tràm Gió trong Y học cổ truyền 

KẾT LUẬN 

1. Có những loại tinh dầu tràm phổ biến nào?

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại tinh dầu tràm phổ biến, thường dễ bị nhầm lẫn khi nhìn vào tên tiếng Việt:

- Tinh dầu Tràm Gió (Tên tiếng Anh là Cajeput) thường được dùng để làm ấm cơ thể, chống lại những thay đổi thời tiết khi gió mùa về. Tinh dầu này cũng có trong thành phần của dầu gió.

Tinh dầu Tràm Trà (Tên tiếng Anh là Tea Tree) là một loại cây lá kim có tinh dầu. Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn mạnh, thường dùng nhiều trong mỹ phẩm.

Tinh dầu Tràm Trà khác tinh dầu Tràm Gió

2. Dùng tinh dầu Tràm Trà hay tinh dầu Tràm Gió trong mùa dịch Corona tốt hơn?

Bệnh dịch COVID-19 là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi một chủng virus Corona mới, SARS-CoV-2. Virus SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ động vật nhưng phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có các triệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi, cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Hiện nay chưa có vắc xin ngừa virus hay thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này.

Do đó cũng chưa có những nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng tinh dầu có khả năng chống lại virus SARS-CoV-2. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu những khả năng hỗ trợ của 2 loại tinh dầu Tràm Trà và tinh dầu Tràm Gió trong thời kỳ dịch bệnh.

Tinh dầu Tràm Trà (Tea Tree) - Hoa Thơm Cỏ Lạ

a. Khả năng kháng khuẩn, kháng virus của tinh dầu Tràm Trà

  • Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu Tràm Trà

Tinh dầu Tràm Trà nổi bật nhất là kháng khuẩn, thành phần chính là terpinen-4-ol chiếm 30 -45% và 1,8-cineole 1- 6%, các thành phần khác như a-terpineol, terpinolene và terpinene cũng có khả năng góp phần khử trùng vi khuẩn (May et al. 2000). Từ năm 1923, việc sử dụng tinh dầu Tràm Trà với lợi ích sát trùng đã được kiểm chứng về mặt khoa học khi Arthur Penprint phát hiện ra tinh dầu này mạnh hơn axit carbolic hàng chục lần. Cùng một loạt những khả năng chống viêm bao gồm: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, khí phế thũng, ho gà, lao phổi;  rối loạn tiêu hóa đường ruột, viêm dạ dày ruột, kiết lỵ, viêm đại tràng;  viêm âm đạo với bệnh bạch cầu;  MRSA, nhiễm độc vi khuẩn, viêm nướu, viêm nha chu, viêm trĩ, viêm vú, áp xe, nhiễm trùng huyết

Tinh dầu Tràm Trà ức chế sự phát triển của các vi khuẩn kháng sinh như Escherichia coli, Enterococcus faecium kháng vancomycin và Staphylococcus aureus kháng metacillin rất đáng chú ý (Nelson RRS.1997). Thành phần linalool, terpinen-4-ol, α-tecpineol, α-terpinene, terpinolene và 1,8-cineole, ức chế sự phát triển (in vitro) của nhiều loại vi sinh vật, bao gồm cả Candida albicans, Escherichia coli và Staphylococcus aureus (MIC 0,06-0,50% v/v) (Carson C.F  et al. 1995). Thử nghiệm trên 32 chủng Propionibacterium acnes, tinh dầu Tràm Trà ức chế hiệu quả với tất cả các chủng với nồng độ tối thiểu là 0,25% cho năm dòng và 0,50% cho các dòng khác (Carson C.F. et al. 1994)

Tinh dầu Tràm Trà được ứng dụng trong các sản phẩm diệt khuẩn bên ngoài như xà phòng kháng khuẩn, dung dịch vệ sinh, nước tẩy rửa, làm sạch bề mặt, mỹ phẩm trị mụn, ….

  • Tác dụng kháng virus của tinh dầu Tràm Trà

Nghiên cứu với virus cúm A, trong giai đoạn đầu của vòng đời cúm, virus bám vào tế bào, được nội hóa và trải qua quá trình không hợp nhất. Tinh dầu Tràm Trà (Melaleuca Alternifolia) ức chế cúm trong giai đoạn đầu bằng cách ngăn chặn quá trình xử lý nội bào của hạt virus.

Khi được đưa vào môi trường nuôi cấy tế bào, tinh dầu Tràm Trà đã ngăn chặn sự liên kết của virus bằng cách can thiệp vào quá trình axit hóa các endosome và phản ứng tổng hợp màng (Garozzo et al 2009, Garozzo et al 2011, Garozzo et al 2013, Li et al 2013 ). Khả năng ngăn chặn axit hóa endosome nhờ các thành phần tinh dầu tràm trà là terpinen-4-ol, α-terpineol và terpinolene (Garozzo et al 2009, Garozzo et al 2011). Chúng đã được thử nghiệm chống lại các virus gây bệnh khác nhưng đặc trưng nhất là cúm A.

Tinh dầu Tràm Trà khi được khuếch tán bằng máy phun sương đã loại bỏ gần như toàn bộ virus cúm A trong không khí trong 10 phút và cho thấy không còn virus trong 15 phút (Usachev et al 2013).

  • Tác dụng kháng nấm của tinh dầu Tràm Trà

Tinh dầu tràm trà được chứng minh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm và ảnh hưởng đến quá trình hình thành bào tử. Theo đó tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng Candida albicans, các men, nấm trên da và các nấm sợi khác. Mặc dù phương pháp thử nghiệm khác nhau, nồng độ ức chế tối thiểu thường dao động từ 0,03 và 0,5%, và nồng độ diệt nấm thường dao động trong khoảng từ 0,12 đến 2%.  Tinh dầu tràm trà cũng ức chế sự phát triển (in vitro) của một loạt các loại Streptomyces (MIC 0,04-0,50%)  (Carson C.F  et al. 1995; Carson C.F  et al. 1996 ; Carson C.F  et al. 1995 , Chan C.H et al. 1998)

  • Tác dụng chống viêm của tinh dầu Tràm Trà

Tinh dầu Tràm Trà có ảnh hưởng đến một loạt các đáp ứng miễn dịch cả in vitro và in vivo. Các thành phần tan trong nước của tinh dầu Tràm Trà có thể ức chế khoảng 50% sự sản sinh các chất trung gian của quá trình viêm gây bởi lipopolysaccharid như TNF-α, IL-1β và IL-10 ở tế bào bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi người và khoảng 30% prostaglandin E2 sau 40 giờ.

Trong số các thành phần chính của tinh dầu Tràm Trà là terpinen-4-ol, α-tecpineol, và 1,8-cineol, chỉ có terpinen-4-ol có thể làm giảm sự sản xuất TNF-α, IL-1β, IL-8, IL-10 và prostaglandin E2  gây bởi lipopolysaccharid [36]. Phần tan trong nước của tinh dầu Tràm Trà là terpinen-4-ol và α-tecpineol còn ức chế sự sản sinh superoxyd ở bạch cầu đơn nhân gây bởi kháng nguyên nhưng không gây tác dụng đối với bạch cầu trung tính (Brand C. et al. 2001).

Các nghiên cứu này xác nhận cơ chế chống viêm của tinh dầu Tràm Trà in vivo, khi bôi tại chỗ đã làm giảm phù ở pha ly tâm của đáp ứng mẫn cảm do tiếp xúc ở chuột nhắt trắng. Chính terpinen-4-ol và α-tecpineol là thành phần chính gây ra tác dụng này (Brand C. et al. 2002).

Tinh dầu Tràm Gió - Hoa Thơm Cỏ Lạ

b. Khả năng kháng khuẩn, kháng virus của tinh dầu Tràm Gió

  • Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu Tràm Gió

Tinh dầu là hỗn hợp tự nhiên phức tạp, thành phần chính của chúng sẽ chịu trách nhiệm về tính chất sinh học của chúng. Cineol 1.8 (Eucalyptol) trong tinh dầu Tràm Gió chiếm từ 50 – 65%, monoterpines từ 10 – 40%, limonene đến 7%, terpinene đến 4%. Đây đều là những chất kháng viêm mạnh, có khả năng làm lỏng chất nhầy, giúp đường hô hấp được thông thoáng, đồng thời còn có công hiệu giảm đau , giảm xưng tấy, giảm ho và viêm phế quản. Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng Eucalyptol có khả năng kháng khuẩn nội sinh, đặc biệt hô hấp. Diệt vi khuẩn gram (-) và gram (+), gồm: E.coli, Pseidomonas, Staph.aureus, Strep.pyogenes. 

Tinh dầu Tràm Gió thường được ứng dụng trong các sản phẩm nước xúc miệng, thuốc ho, dược phẩm uống hoặc ngửi trực tiếp tinh dầu dạng nguyên chất. 

  • Tác dụng của tinh dầu Tràm Gió trong Y học cổ truyền 

Tinh dầu Tràm Gió được phân loại là không độc hại (rodent LD50 of 2–5g/kg, Tisserand and Balacs 1995) và không nhạy cảm với da, tuy nhiên có thể kích thích da ở nồng độ cao (Lawless 1995).

Tinh dầu Tràm Gió được dùng trong y học cổ truyền làm chất khử trùng để điều trị vết thương,  điều trị triệu chứng của bỏng, viêm da, dị ứng, viêm đại tràng, ho và cảm lạnh, viêm nướu răng, chốc lở, viêm mũi họng, bệnh vẩy nến, xoang, viêm miệng và viêm amidan.

Chiết xuất hợp chất sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi đặc biệt là đối với bệnh cảm lạnh và viêm phế quản.

Lassak và McCarthy 1983  mô tả việc sử dụng tinh dầu Tràm Gió để  chữa bệnh: Dầu được sử dụng bên trong để điều trị ho và cảm lạnh, chống co thắt dạ dày, đau bụng và bệnh hen suyễn, liều dùng là 1-5 giọt. Nó được sử dụng bên ngoài để giảm đau dây thần kinh và bệnh thấp khớp, thường ở dạng thuốc mỡ và dầu xoa bóp.

Một vài giọt nhỏ vào bông gòn để làm giảm đau răng, đau tai. Hữu ích trong điều trị giun, đặc biệt là giun đũa, và nhiễm trùng bộ phận sinh dục.

Các thành phần kháng khuẩn của tinh dầu Tràm Gió đã được xác định là bao gồm cả 1,8-cineole, (-)-Linalool, (-)-terpinen-4-ol, (±)-α-tecpineol 

Kết luận:

Trong mùa dịch Corona hiện nay, dùng tinh dầu Tràm Tràtinh dầu Tràm Gió đều có khả năng kháng khuẩn, chống viêm đường hô hấp (dù với khả năng tác động khác nhau).

Sử dụng 2 loại này khuếch tán bằng máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu trong không gian nhà ở từ 15 – 20 phút mỗi ngày để làm sạch không khí.

Tinh dầu Tràm Trà có khả năng kháng khuẩn cao hơn đối với virus tự do bên ngoài, dùng tinh dầu pha vào nước lau sàn, lau bề mặt bàn, tủ tay nắm cửa. Kết hợp pha nước rửa tay, tẩy rửa khử khuẩn thường xuyên.

Tinh dầu Tràm Gió sẽ thiên về sử dụng trực tiếp trên cơ thể, giữ ấm, làm sạch hệ hô hấp trong, pha loãng với dầu nền làm ấm ngực, chân tay nhất là với người già và trẻ nhỏ. Hít tinh dầu thường xuyên để làm sạch đường hô hấp, tăng cường sức khỏe. Pha nước xúc miệng bằng tinh dầu tràm gió.

Hy vọng với bài viết này, giúp bạn có thêm phần nào kiến thức để lựa chọn đúng loại tinh dầu phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình mình nhé!


Bài viết trên đây của Hoa Thơm Cỏ Lạ được viết dựa theo một số tài liệu tham khảo như:

  1. Trang wikipedia.org
  2. Assessment report on Eucalytus globulus Labill., Eucalyptus polybractea R.T. Baker and/or Eucalyptus smithii R.T. Baker, aetheroleum

  3. Hydroxylation of 1,8-cineole by Mucor ramannianusand Aspergillus niger
  4. Cajeput, Tea tree, Peter Holmes Lac, MH – Aromatica
  5. Brand, C., A. Ferrante, R. H. Prager, T. V. Riley, C. F. Carson, J. J. Finlay-Jones, and P. H. Hart. The water soluble-components of the essential oil of Melaleuca alternifolia (tea tree oil) suppress the production of superoxide by human monocytes, but not neutrophils, activated in vitro. Res, 2001, 50:213-219
  6. Carson C.F., K.A. Hammer, and T. V. Riley. Melaleuca alternifolia (Tea Tree) Oil: a Review of Antimicrobial and Other Medicinal Properties, Clin Microbiol Rev, 2006, Jan;19(1):50-62.
  7. Carson C.F., Riley TV. Antimicrobial activity of the major components of the essential oils of Melaleuca alternifolia. Journal of Applied Bacteriology, 1995, 78:264–269.
  8. Motl, O., Hodacová, J. and Ubik, K. (1990) Composition of Vietnamese cajuput essential oil. Flavour and Fragrance Journal, 5, 39–42.
  9. Jedlicková, Z. and Serý,V. (1994) Antibacterial properties of Vietnamese cajuput oil. Journal Essential Oil Research, 6, 63–67.
  10. Lowry, J.B. (1973) A new constituent of biogenetic, pharmacological and historical interest from Melaleuca cajeputi oil. Nature, 241, 61–62.

 

0888454600

Chat Zalo (24/7) - Quà Tết 2024