Giỏ hàng

Kiến thức sử dụngNgày: 27-11-2019 bởi: Hoa Thơm Cỏ Lạ

PHÂN BIỆT TINH DẦU TRÀM GIÓ VÀ TINH DẦU TRÀM TRÀ

Hiện nay, về dòng nhà Tràm, có 2 loại tinh dầu phổ biến: Tràm GióTràm Trà. Cả hai loại đều thuộc cùng một chi Tràm Melaleuca, Họ Đào kim nương (Myrtaceae) nhưng lại có đặc điểm, nguồn gốc, tác dụng và giá trị khác nhau

Về bản chất, hai loại cây này đều cho ra tinh dầu có công dụng tốt đối với sức khỏe và đều được ưa chuộng.

Tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn chưa biết cách phân biệt, dẫn đến bối rối khi lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Hãy cùng Hoa Thơm Cỏ Lạ phân biệt cây tràm gió và cây tràm trà để chúng ta có thêm hiểu biết, đưa ra sự lựa chọn đúng với mục đích sử dụng.

1. CÂY TRÀM GIÓ LÀ CÂY GÌ?

  • Loại cây thân gỗ có chiều cao trung bình đến cao (có thể cao đến 35m)
  • Vỏ: Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của là ban đầu lớp vỏ này bóng mượt. Sau đó cứng dần và tạo thành nhiều lớp sần sùi khi trưởng thành.
  • cây tràm gió xếp theo kiểu xen kẽ thon dần ở cả 2 đầu, là dài 30 – 130mm và rộng từ 7 – 60 mm
  • Hoa có màu trắng kem hoặc vàng xanh lục. Thường nở từ tháng 2 đến tháng 12, hoa thường nở ở cuối cành cây và phát triển ra phía sau. Loài hoa này có đặc điểm mọc thành từng cụm dài hình trụ. Tạo thành nhiều chùm hoa khác nhau, thường mỗi chùm sẽ có 3 hoa.
  • Quả tràm gió có hình tròn mọc dọc theo cành cây và có kích thước đường kính 2 – 2,8 mm.

 2. CÂY TRÀM TRÀ LÀ CÂY GÌ?

  • Loài cây bụi cao từ 2 – 30m
  •   tràm trà mọc so le dạng hình trứng hay mũi mác. Với kích thước dài 1-25cm và rộng 0,5-7cm. Mép lá nhẵn có màu xanh lục sẫm hay xanh xám.
  • Hoa mọc thành cụm dày, mỗi hoa có cánh nhỏ và một chùm nhị.
  • Quả là dạng quả nang nhỏ chứa rất nhiều hạt nhỏ
  • Điều kiện phát triển: Cây tràm trà phát triển tốt trên đất ẩm ướt, nhiều ánh nắng mặt trời

3. PHÂN BIỆT TINH DẦU TRÀM GIÓ VÀ TRÀM TRÀ

Phân biệt tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà

Tạm kết: 

Tinh dầu Tràm GióTinh dầu Tràm Trà điểm chung là công dụng phòng ngừa viêm đường hô hấp (sổ mũi, cảm,....), có thể pha với nước tắm ấm cho bé.

Điểm khác nhau lớn nhất là tràm trà được công nhận an lành cho da còn tràm gió mang tính nóng, nồng độ cao hơn, dễ kích ứng da nên pha loãng khi dùng cho da 

Nếu chỉ để trị ho, long đờm thì bạn có thể dùng tràm gió. Nếu ngoài trị ho ra muốn trị gàu, giảm rụng tóc, tắm ấm, chữa mụn, nhờn, nấm tay chân thì bạn nên dùng tràm trà.

Nếu chỉ muốn phòng cảm lạnh, trị ho cho con có thể chọn tràm gió. Nếu muốn trị viêm nhiễm nấm ngứa, khử mùi, rửa phụ khoa cho mẹ thì chọn tràm trà.

0888454600

Chat Zalo (24/7) - Quà Tết 2024