Giỏ hàng

Kiến thức sử dụngNgày: 09-12-2019 bởi: Hoa Thơm Cỏ Lạ

TẾT NGUYÊN ĐÁN LÀ GÌ? NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết cổ truyền là 1 nét văn hoá đặc trưng, mang đậm màu sắc của dân tộc ta từ thuở xưa. Tết không chỉ là khép lại 1 năm đã trôi qua mà còn là hi vọng, niềm tin mới cho hành trình trước mắt cần chinh phục cho cuộc đời mỗi người. Tết cũng chính là thời điểm vạn vật cùng khoác lên mình bộ cánh mới cùng sự hài hoà của trời đất.

Hãy cùng Hoa Thơm Cỏ Lạ trở về nguồn cội để tìm hiểu tất tần tật về Tết Nguyên Đán – thứ xúc cảm nao nao khó tả trong mỗi dịp xuân về nhé.

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán còn được dân Việt Nam ta gọi với 1 số cái tên phổ biến là Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền hay Tết Cả. Có 1 tên trong văn nói hay được nhắc đến chính là Tết ta – để phân biệt với tên Tây (Tết Dương Lịch)

Từ Tết Nguyên Đán có nguồn gốc chữ Hán.

“Tết” là 1 âm Hán Việt cổ mà âm hán Việt đọc nguyên nghĩa chính là Tiết.
“Nguyên” là Khởi Đầu hay sơ ngộ, sơ khai.
“Đán” là buổi sớm mai, sáng sớm. Nghĩa rộng hơn có thể hiểu là ngày

Việt Nam là thuộc nền văn minh lúa nước, từ khưở sơ khai nhu cầu canh tác nông nghiệp ông cha ta đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 “tiết” khác nhau (ứng với mỗi tiết này sẽ có thời khắc là giao thời), trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của 1 chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Nếu người nào có xuất thân ở vùng quê sẽ không quá khó để hiểu – nhất là với những người ở vùng Bắc Bộ. Thường khi bắt đầu mùa xuân, nhất là sau khi ăn Tết xong, thậm chí là mồng 5 Tết cha mẹ ta đã phải ra đồng để gieo mạ (cây lúa non) bắt đầu cho 1 vụ mùa mới.

Tết cổ truyền Việt Nam

Lịch sử hình thành Tết Nguyên Đán – nguồn gốc Tết Cổ Truyền Việt Nam

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá Trung Hoa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán cũng tự nhiên theo đó mà du nhập.
Theo lịch sử Trung Quốc, Tết Nguyên Đán có từ năm 2879 TCN thời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kì. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nhân vật chưa được xác thực ở Trung Quốc mà theo 1 số nhà sử học cho rằng trên lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại có 2 chủng tộc sinh sống là người Hán và người Bách Việt. Do đặc điểm thời tiết và địa hỉnh, nền kinh tế của người Hán là chăn nuôi du mục còn người Bách Việt trồng lúa nước. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng Tết là lễ hội nông nghiệp xuất xứ từ dân tộc Bách Việt trước còn người Hán du nhập sau này.

Tại Việt Nam, 1 số nghiên cứu gần đây cho biết, dân Bách Việt xưa ăn Tết vào tháng Tý (tháng 11 âm lịch ngày nay) đến thời Hán mới chính thức đổi thành thánh Dần (tháng Giêng). Trước năm 2967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh (GMT+8) làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8-8-1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 ngày nay làm chuẩn ở miền Bắc. Vì thế 2 miền Nam – Bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân năm 1968 vào 2 ngày khác nhau. Miền Bắc là 29 tháng 1 trong khi miền Nam là 30 tháng 1. Từ năm 1976, cả 2 miền Nam Bắc mới dùng chung1 múi giờ GMT+7

Tết Nguyên Đán là 1 nét văn hoá đặc trưng ở Á Đông. Việt Nam là 1 trong 5 nước còn lại trên thế giới cùng đón Tết Nguyên Đán: Hàn Quốc (còn gọi là Seollal), Trung Quốc, Mông Cổ, Singapore. (Số liệu tới tháng 12/2019)

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán - Tết Cổ Truyền Việt Nam

Tết Nguyên Đán là minh chứng thiêng liêng nhất cho 2 từ “gia đình”. Không vì lẽ đó mà “Về quê ăn Tết” luôn là cụm từ mà được các bạn trẻ xa nhà nhắc tới nhiều nhất trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Tết là đoàn viên, là lúc mọi người cùng nhau ngồi lại nhìn về năm cũ đã qua để có thểm động lực cho năm mới sắp đến, bỏ qua những vất vả, khó khăn, xích mích để chúc cho nhau những điều tốt lành nhất. Khoảnh khắc được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà xưa cũ, ngồi giữa chậu lớn để mẹ nấu cho nồi nước tắm lá mùi già tẩy uế ngày cuối năm, mùi hương đồng nội vào buổi sớm mồng 1 luôn làm đầy ắp ký ức tuổi thơ dâng trào. Vào những thời khắc ấy, hãy cho phép hương và vị của Hoa Thơm Cỏ Lạ len lỏi vào trong tâm trí của mọi người bằng món quà Truyền Thống làm từ Hộp Mây tre đan với bức thư Tết ướp hương tinh dầu mùi già nồng ấm như hơi thở của bàn tay mẹ tắm lá mùi già ngày nào.

Hoa Thơm Cỏ Lạ hy vọng góp phần tạo nên một “khoảng lặng” giúp bạn trở về an yên trong chính tâm hồn mình. Gói trọn cảm xúc bình yên khi một vòng tuần hoàn khép lại, ta biết rằng có nhiều điều tươi đẹp đang đợi chờ ở phía trước….

Chúc quý khách cùng gia đình vạn sự như ý, hạnh phúc, an khang!

Xem thêm: Bộ sưu tập Quà Tết 2020 - Quà Tết Mây Tre Đan Hoa Thơm Cỏ Lạ

0888454600

Chat Zalo (24/7) - Quà Tết 2024